Lấy cao răng 1 lần giá bao nhiêu là hợp lý?

00:31 |

Lấy cao răng đang là giải pháp chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt nhất. Nhưng giá một lần lấy cao răng tại những trung tâm và bệnh viện nha khoa lại khác nhau như một ma trận về giá. Điều đó khiến nhiều người băn khoăn lấy cao răng 1 lần giá bao nhiêu tiền và lấy ở đâu úy tín?

1. Lấy cao răng 1 lần giá bao nhiêu? Bao gồm những chi phí nào?

Đây là dịch vụ cơ bản tại các bệnh viện nha khoa, khách hàng thường lấy cao răng 6 tháng/lần. Việc lấy cao răng đúng cách rất tốt cho việc chăm sóc răng miệng loại bỏ vụn thức ăn và cặn vôi răng.
Hiện nay tại các trung tâm nha khoa đều có máy lấy cao răng bằng sóng siêu âm rất hiện đại và không gây đau đớn. Vì thế giá mỗi lần lấy cao răng có thể chênh lệch nhau.

Thông thường giá dao động từ 150000đ- 300000đ, nếu bạn có nhu cầu đánh bóng hoặc làm sạch sâu thì giá có thể cao hơn.

2. Tại sao lấy cao răng 1 lần giá bao nhiêu lại chênh lệch thế?

lấy cao răng 1 lần giá bao nhiêu tiền


Với mức sống không ngừng được cải thiện, những trung tâm nha khoa xuất hiện thường xuyên hơn, sẽ không khó khăn gì để bạn tìm thấy một danh sách không ít những địa chỉ cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ nhưng cũng do đó mà bạn cảm thấy vô cùng băn khoăn không biết lấy cao răng 1 lần hết bao nhiêu tiền là hợp lý nhất

Bạn nhất định sẽ lại đặt ra câu hỏi vì sao lấy cao răng là một thủ thuật đơn giản mà mỗi nơi lại có một giá khác nhau. Và câu trả lời nằm ở những tiêu chí đánh giá dịch vụ chuyên môn khác.

Bởi lấy cao răng đúng là dịch vụ cơ bản trong nha khoa. Bạn chỉ tốn khoảng 30′ là đã hoàn thành dịch vụ. Tuy nhiên không phải vì đơn giản mà bạn bỏ qua những điều kiện tiêu chuẩn khác về chất lượng máy móc, kỹ thuật hiện đại, quy trình vệ sinh, tay nghề nha sĩ…v..v..

Tất cả đều ảnh hưởng lớn đến kết quả lấy cao răng cũng như sức khỏe răng miệng sau khi dùng dịch vụ của bạn. Nếu không được lấy đúng cách, đúng kỹ thuật có thể sẽ gây nứt, đứt các vi thể trong quá trình rung cao răng, làm hỏng răng.
Read more…

Nguyên nhân tại sao bị hôi miệng? Cách chữa nào hiệu quả và nhanh chóng dứt điểm không?

21:05 |

Hôi miệng khiến nhiều người mặc cảm trong sinh hoạt và giao tiếp. Nhưng không hẳn ai cũng biết được tại sao bị hôi miệngchữa hôi miệng bằng cách nào? Sau đây blog nha khoa Kim xin chưa sẻ những thông tin về bệnh hôi miệng và phương pháp chữa trị hiệu quả lâu dài.

Tại sao bị hôi miệng?

  • Hôi miệng tùy thuộc vào lượng nước miếng tiết ra, lúc chúng ta nhai hay nuốt.
  • Chất hơi lưu huỳnh thấm vào mô mềm trong miệng. Khi nước miếng hay mô mềm trong miệng không đủ sức giữ chất hơi lưu huỳnh, xông ra, sẽ làm hôi miệng.
  • Vi trùng trong miệng nảy nở tùy theo từng loại, cộng thêm vấn đề vệ sinh, thói quen ăn uống, và lượng nước miếng tiết ra.
  • Những môi trường như thay đổi nhiệt độ, ẩm ướt, đồ ăn thức uống, dưỡng khí, và độ cường toan pH, đều ảnh hưởng tới hôi miệng.
Nguyên nhân bệnh hôi miệng do răng lợi:
  • Phần lớn bệnh hôi miệng là do vi trùng nẩy nở trong những hang hốc trong miệng. Đồ ăn chứa chất trong những lỗ hổng trong lợi, sâu răng, kẽ răng, mặt lưỡi, đều là những chỗ lý tưởng cho vi trùng sinh sản.
  • Độ hôi miệng, tăng theo tuổi tác, nhất là khi dùng răng giả, là nơi dễ bị đồ ăn mắc kẹt.
  • Một phần ba bị hôi miệng là do bệnh nướu răng sinh ra. Nước miếng bệnh nướu răng dễ làm hôi thối.
  • Những bệnh khác cũng làm hôi miệng như: viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng hay viêm thịt dư trong họng (cryptic tonsils), nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng (xerostomia).
Nguyên nhân hôi miệng do thuốc men:
  • Thuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh xuống tinh thần (depression), thuốc chống histamines, chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamines, v.. v..
Các nguyên nhân gây hôi miệng do đồ ăn, hút thuốc lá:
  • Ăn uống đôi khi có thể giúp đỡ hôi miệng, vì nước miếng ra nhiều, làm sạch miệng. Nhưng ngược lại có nhiều đồ ăn lại làm hôi miệng như: tỏi, hành, rượu. Trong hành tỏi có nhiều chất gây mùi hôi như allicin và dallyl sulfite.
  • Hút thuốc lá hay xì-gà gây hôi miệng vì làm giảm nước miếng trong miệng.

Read more…

[ Cẩn trọng] Hiện tượng chảy máu chân răng khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả an toàn nhất

19:07 |

Hiện tượng chảy máu chân răng thường gặp ở nhiều người do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến viêm nha chu và chảy máu chân răng hoặc cơ thể đang có dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào khác. Tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai không đơn giản chỉ là bệnh răng miệng thông thường, cần lưu ý và có hướng điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến bà bầu.

Chảy máu chân răng khi mang thai có nguyên nhân do đâu?

50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng chảy máu, sưng tấy chân răng hoặc phần nướu răng có màu hồng tím và có thể chảy máu khi chạm vào. Chảy máu chân răng là biểu hiện của một dạng viêm nướu nhẹ trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho nướu nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây mảng bám răng. Ngoài ra, việc thường xuyên ăn vặt, ăn đồ ngọt khi mang thai nhưng lại không chú ý vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân khiến nhiều bà bầu bị chảy máu chân răng.
Trong một số trường hợp, nướu của mẹ bầu sẽ nổi lên những cục u nhỏ gọi là khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ. Những khối u này không gây đau cũng như gây hại, nhưng sẽ gây chảy máu khi bạn đánh răng.
chay-mau-chan-rang-khi-mang-thai.jpg

Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ nhất các cách trị hôi miệng hiệu quả

Để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai phải lám sao?

Hầu hết những lần mẹ bầu đánh răng đều gây chảy máu, dần dần khiến mẹ hơi e dè khi đánh răng. Thật ra, việc đánh răng thường xuyên lại là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Sử dụng bàn chải mềm, và chọn loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Không nên chải răng ngay sau khi ăn, nên chải răng sau khi ăn, uống 1 tiếng đồng hồ để bảo vệ men răng. Nhớ đừng quên sử dụng bàn chải nhỏ làm vệ sinh các kẽ răng nữa, mẹ nhé!
Mẹ bầu nên sử dụng nước súc miệng sau khi đáng răng. Tuy nhiên, một số loại nước súc miệng không phù hợp với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên nói chuyện với nha sĩ để được tư vấn phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân bé bị chảy máu chân răng và cách điều trị hiệu quả nhất

Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Bản thân hiện tượng chảy máu chân răng không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, nó chỉ gây mất vệ sinh và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, chảy máu chân răng có thể biến chuyển thành nha chu, sâu răng.
Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh chảy máu chân răng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi, nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, có mối liên hệ giữa viêm nướu và nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân cùng một số biến chứng thai kỳ khác.
Nếu nướu chảy máu và cảm thấy đau, bạn nên khi khám ngay. Nha sĩ có thể giúp bạn vệ sinh răng miệng và loại bỏ những mảng bám trên răng. Ngoài ra, nha sĩ cũng sẽ cho bạn một số lời khuyên hữu ích để làm sạch răng.

Read more…

Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả mà không hề gây đau

01:45 |

Đánh răng hay bị chảy máu hoặc khi bạn ăn thức ăn cứng hay vô tình chạm vào răng cũng bị chảy máu thì cần hết sức lưu ý. Đây là biểu hiện của bệnh chảy máu chân răng mà bạn cần phải lưu tâm đến. Vậy có cách chữa bệnh chảy máu chân răng nào hiệu quả triệt để không?

Nguyên nhân chảy máu chân răng như thế nào?

Sau đây là một số nguyên nhân chảy máu chân răng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:
– Do cách đánh răng không đúng nên còn nhiều mảng bám cao răng: Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch hoặc không chải răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng. Từ đó, những mảng bám sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng.
– Do bị bệnh nha chu: Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không hỗ trợ điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, mưng mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.
cach-chua-chay-mau-chan-rang.jpg

Bệnh chảy máu chân răng có thể do một số bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm quanh răng….
– Chảy máu chân răng do một số bệnh phổ thông khác:
+ Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
+ Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu các vitamin khác….

Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả cao mà không gây đau đớn

Ăn rau sống giúp cải thiện lưu thông các mạch máu ở lợi, giúp làm giảm chảy máu chân răng.
Lấy một túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.
Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
Một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là súc miệng bằng nước muối. Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày; hãy đảm bảo là nước không quá nóng sẽ gây bỏng lợi nhé.
Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu chân răng cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa răng hàm mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ.
Read more…

Mách bạn cách làm sao để hết hôi miệng nhanh chóng và hiệu quả lâu dài nhất

21:58 |

Làm sao để hết hôi miệng là câu hỏi của rất nhiều người. Khi bạn bị hôi miệng vấn đề giao tiếp trở lên khó khăn hơn. Ngoài ra, hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh nha chu khác. Vậy làm sao để hết hôi miệng nhanh chóng và hiệu quả lâu dài nhất?

Muốn làm sao để hết hôi miệng cần hiểu rõ nguyên nhân

Không có thống kê về tỷ lệ phần trăm dân số có hơi thở hôi. Đó là bởi vì các nghiên cứu thường dựa vào báo cáo của một số người nào đó và có thể không chính xác.
Nhưng nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% những người hôi miệng có nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng.
lam-sao-de-het-hoi-mieng.jpg

Xem thêm: Viêm nướu răng và cách điều trị hiệu quả nhất

Ví dụ: sâu răng, bệnh nướu răng có thể dẫn đến hôi miệng; hay do thức ăn bị mắc kẹt trong các ngóc ngách, vết sưng tấy của amidan ; vết nứt vỡ, những rãnh ở vùng sần sùi của răng giả không được vệ sinh sạch sẽ cũng dễ gây ra mùi khó chịu trong khoang miệng.
Một số tình trạng bệnh lý trong cơ thể cũng có thể khiến cho hơi thở của bạn xuống dốc nhanh chóng. Tiêu biểu nhất phải kể đến bệnh tiểu đường, bệnh gan, viêm đường hô hấp và viêm phế quản mãn.
Bạn cũng sẽ muốn đi khám bác sĩ để loại trừ những vấn đề như trào ngược axit, chất lỏng sau miệng nhỏ giọt xuống cuống họng, và những nguyên nhân khác gây khô miệng mãn tính.

Loại bỏ lo lắng làm sao để hết hôi miệng tại nhà được không?

– Mẹo chữa hôi miệng từ gừng: từ xưa đến nay gừng luôn là là sự lựa chọn sáng suốt để khắc phục mùi hôi cơ thể. Để thực hiện điều trị hôi miệng này, bạn hãy hình thành thói quen uống trà gừng mỗi ngày hoặc có  thể nhai những lát gừng sống cũng được. Thói quen này sẽ giúp bạn không còn lo lắng về mùi hôi  miệng, lại còn có thể chống được bệnh khó tiêu, đau dạ dày.
– Thức uống từ lá chè xanh: trà khô, lá chè xanh là những phương pháp chữa bệnh hôi miệng tại nhà nhanh nhất. Nước chè không chỉ giúp bạn loại bỏ mùi khó chịu mà còn giúp bạn có hơi thở thơm mát. Thành phần flavonoid chặn đứng khả năng hoạt động của vi khuẩn và làm sạch khoang miệng
– Trị hôi miệng bằng sữa chua: mùi hôi kiêng một phần cũng do tiêu  hóa kém, ăn sữa chua thường xuyên giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn. Không chỉ có vậy, vitamin D có trong sữa chua ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm chúng không thể tạo mảng bám trên răng.
– Cách chữa hôi miệng bằng bột quế: nước súc miệng có bán ngoài thị trường có thể khiến miệng bị khô vì  vậy bạn hãy thay thế chúng bằng hỗn hợp quế và mật ong. Công thức như sau: lấy một thìa bột quế trộn thêm 1 muỗng mật ong. Cho thêm vào ly con nước sạch, dung dịch này bạn hãy dùng để súc miệng môi sáng. Thói quen này sẽ giúp bạn đánh bay được mùi hôi miệng ngay tại nhà, lại còn bảo vệ răng nướu không bị tấn công bởi vi khuẩn.

Làm sao để hết hôi miệng nhanh chóng và hiệu quả lâu dài?

Hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu là do mảng bám thức ăn trên răng gây nên. Khi thức ăn còn sót lại trên răng không được làm sạch sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của vi khuẩn tạo ra mùi hôi hoặc dần dần tạo thành cao răng hình thành cao răng bao quanh cổ răng và dưới nướu. Mảng bám cao răng càng nhiều thì mùi hôi miệng càng cảm nhận thấy rõ nét.
Trong trường hợp này cách duy nhất để điều trị hôi miệng là làm sạch cao răng. Hiện nay, với kỹ thuật lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitron BP 8.0 sẽ giúp làm sạch cao răng ngay cả dưới nướu. Mũi siêu âm chỉ tác dụng làm bong mảng bám cao răng mà không xâm lấn đến chân răng và nướu nên không gây chảy máu hay cảm giác ê nhức cho bệnh nhân.


Read more…